1.NEM CÁI RĂNG - Đặc sản Cần Thơ
Nem là món ăn vừa chân chất vừa sang trọng, thường được làm món khai vị trong các bữa tiệc. Những du khách ngoại quốc có tâm hồn ăn uống luôn nhớ món nem chua với rượu nếp ở Cái Răng, Cần Thơ.
Ở ĐBSCL có nhiều địa phương sản xuất nem, nhưng nổi tiếng hơn cả là nem Cái Răng (Cần Thơ) và nem Lai Vung (Đồng Tháp).
Riêng nem Cái Răng đã nổi tiếng từ những năm 50–60. Hồi đó người làm nem ngon nhất là ông Tư Uẩn, rồi Bá Lộc, sau đó là ông Ngô Thành Khem tại thị trấn Cái Răng. Hiện nay lò nem cô Trần Thị Phúc ở phường Lê Bình (Cái Răng) chuyên sản xuất nem thịt, nem đòn, nem bì, đặc biệt nem nướng được bà con ưa chuộng nhất.
Nem Cái Răng có nét đặc trưng riêng, mở lọn nem màu đỏ au láng bóng, vừa ngọt thơm, giòn mà dai, béo bùi, hương vị thật đậm đà. Cơ sở làm nem của cô Phúc đã qua ba đời với những bí quyết gia truyền độc đáo.
2. HỘT VỊT RANG ME
Người Việt Nam chẳng xa lạ gì với trứng vịt lộn hay trứng cút lộn, món ăn bổ dưỡng và thơm ngon. Nhiều người chỉ quen với trứng cút lộn hay vịt lộn luộc, chấm muối tiêu và ăn kèm rau răm. Nhưng ăn nhiều sinh chán, thế nên người ta sáng tạo nên món ăn chơi Hột vịt lộn rang me để đổi khẩu vị, ai dè lại thành món ăn khoái khẩu của nhiều người.
Trứng vịt lộn luộc lên rồi bóc vỏ. Me khô ngâm nước nóng cho mềm ra, phi hành tỏi thơm phức, đun nhỏ lửa để nước sốt sánh lại. Sau cùng vịt lộn được cho vào đảo cho đến khi ngấm. Khi đảo trứng phải nhẹ tay để trứng không bị nát. Nước sốt me không thể thiếu chút đường tạo vị ngọt đặc trưng của một món ăn Nam bộ. Trứng vịt lộn ngọt thơm, me chua nhưng thanh, hành tỏi phi thơm lừng vì thế mà món hột vịt lộn rang me bạn có thể ăn mãi mà không chán.
Không chỉ là món ăn vặt bổ dưỡng thơm ngon, hột vịt lộn rang me còn là món khoái khẩu của “dân nhậu”. Buổi tối ghé đường Mậu Thân, Đinh Tiên Hoàng, Trần Văn Khéo..., gọi vài chai bia và một đĩa hột vịt lộn rang me, bạn có thể ngồi lai rai tâm sự với bạn bè vài tiếng đồng hồ...
Trời chiều se lạnh, ngồi nhâm nhi dĩa hột vịt lộn rang me thơm ngào ngạt, nhấp ngụm rượu cho ấm giọng, ngồi lặng thinh ngắm mưa lâm râm, lắng nghe tiếng nước mưa nhỏ tí tách trên từng mái tôn, miếng bạt, quan sát người đi đường nhốn nháo, nhộn nhịp ngoài xa...ta sẽ có một cảm giác thật bình yên và dễ chịu!
3. MÓN NGON CÙ LAO TÂN LỘC
Là “cù lao cá” nên Tân Lộc quanh năm đều có món ngon từ các “danh ngư”: Từ mồng 5 tháng 5 tới tháng 9 âm lịch là mùa đánh bắt cá sữu, loại cá này, con nhỏ nhất là 300g, lớn nặng 4kg. Người ta “bắt lưới” khi con nước đục (mùa nước đổ từ thượng nguồn sông Hậu về, còn gọi mùa nước son). Nước trong thì câu cá bằng mồi kiến non, gián, thuốc ủ. Từ rằm tháng 10 âm lịch, nước giựt, khai thác cá linh bằng chài, lưới và vó. Đặc biệt là cách dùng lưới giựt giúp ngư dân thu hoạch cá “bể tay”, có khi được 20 giạ cá/lần giựt (13kg/giạ), thậm chí đạt 40 giạ cá một lần giựt. Đó là chuyện trước đây, còn bây giờ cá cũng có nhiều nhưng chẳng bằng. Mùa thu hoạch cá linh dần thưa và chấm dứt sau 30 ngày.
Từ tháng 11 âm lịch, đến sau Tết Nguyên đán là mùa “săn” cá bông lau. Địa phương có phường chài, phân chia khu vực đánh bắt. Mỗi ghe có hai người, thường là vợ chồng, một người chèo, một người phơi (thả lưới). Nước dâng bắt đầu đánh. Trước khi nước rút, khoảng 2 tiếng đồng hồ sau, thì kéo. Mỗi đợt kéo người ta thu hoạch trung bình chừng 4-5 con. Cá ở đây có con nặng tới 10kg. Để thu hoạch được nhiều cá, ngư dân nhìn dòng nước phán đoán “ổ cá” nằm ở nơi nào, thường là nơi ngã ba khúc sông nước chảy mạnh.
Đánh bắt cá sữu và cá linh diễn ra vào ban ngày. Riêng cá bông lau thì ngư dân hoạt động suốt đêm. Hàng trăm ghe đánh cá cùng hàng bao nhiêu ngọn đèn phao thả đầy khúc sông như một trời sao sa đọng lại, lấp lánh, đẹp mê hồn! Tất cả đều diễn ra nơi khúc Bắc sông Hậu nhánh Lai Vung. Chứng kiến cảnh “dọc ngang sông nước” của các con “kình ngư biết nói” vào ban ngày hoặc ban đêm đều là kỷ niệm nhớ đời của khách phương xa.
Cá sữu, đặc sản Tân Lộc chế biến thành nhiều món ăn: nướng, chiên, hấp gừng, muối sả ớt, chiên xù, kho, nấu canh chua... đều sự “khoái khẩu”. Mùa cá linh bạn sẽ được “nếm” cá linh chiên, kho lạt, kho me, nấu chua so đũa đầu mùa... Mùa cá bông lau thì cũng ngần ấy món nhưng cũng khiến bạn mê mẩn vì cái ngon của loài cá được mệnh danh là “thủy sâm”! Các món cá nước ngọt được quán Thiên Phúc (ấp Phước Lộc) phục vụ quanh năm, giá cả phải chăng, chừng 30.000-40.000 đồng/món. Riêng cá sữu đã chế biến giá 130.000 đồng/kg.
4. CƠM MẺ THỊT TRÂU THỐT NỐT
Về Thốt Nốt (Cần Thơ) bạn có thể được mời ăn món thịt trâu luộc cơm mẻ rất phổ biến. Một món ăn với cách làm khá đơn giản mà rất ngon và lạ miệng.
Lẩu trâu nấu mẻ ăn kèm các loại rau chỉ cóở miền sông nước
Đọt choại- đặc sản miềnTây
Dùng thịt trâu tươi xắt ngang thớ, ướp sả, tỏi, ớt bằm nhuyễn, thêm muối, đường, bột ngọt. Sắp đều lên đĩa, bên trên là ớt, củ hành tây thái mỏng. Múc cơm mẻ ra tô rồi tán nhão ra, cho chút muối để con mẻ chết (với nước sôi con mẻ vẫn sống). Đặt lẩu nước trên bếp than, lấy vợt, cảo lược kỹ cơm mẻ, bỏ xác. Nêm nếm vừa độ mặn, chua, cay là xong nồi lẩu. Nước chấm cũng bằng cơm mẻ; lược lấy nước, nêm chua ngọt, đậm đặc một chút.
Nói qua, cơm mẻ làm từ cơm ăn để quá ngày bị lên men mà ra. Muốn gây giống nhanh thì tìm cơm mẻ có sẵn, cho "ăn" bằng cơm nguội gút nước. Từ bảy đến mười ngày, cơm mẻ sinh sôi nhiều, có vị chua là dùng được. Nhúng thịt trâu vào nồi nước lẩu kèm các loại rau bày sẵn như: ngò gai, rau om, tai tượng, cải bẹ xanh, mồng tơi, đọt choại ( đọt chạy)... tùy thích. Thịt vừa chín tới, chấm gọn một gắp vào chén cơm mẻ chua ngọt để thấm thía vị cay, thơm của món ăn ngon và bổ dưỡng này.
5. BÚN NƯỚC LÈO
Nói đến bún nước lèo, ta liền liên tưởng đến bún nước lèo Sóc Trăng. Tiếng vang của món ăn dân dã có xuất xứ vùng "bưng" "sóc" này đã vượt qua địa phận của 1 tỉnh lị nhỏ bé để trở thành món đặc sản được yêu thích ở nhiều vùng lân cận.Tùy khẩu vị và xuất xứ của chủ quán mà món bún nước lèo sẽ đi cùng với nhiều địa danh khác nhau. Chẳng hạn, vẫn cách chế biến, vẫn nguyên liệu như bún nước lèo Sóc Trăng, nhưng ở Cần Thơ, một số quán biến tấu lại cho phù hợp với khẩu vị và sở thích người dân vùng này. Có lẽ vì vậy mà bên cạnh những quán"Bún nước lèo Sóc Trăng" chính gốc vẫn có những quán "bún lai" như"Bún nước lèo Vĩnh Long"" Bún nước lèo Trà Vinh' "Bún nước lèoCần Thơ"....
Là món ăn bình dân, nên chỉ với cái giá từ 12,000- 15,000 vnd là thực khách đã có một tô bún với đủ thịt quay, cá lóc, tôm thẻ, mực tươi…thật ngon miệng. Tô bún có ngon, có hấp dẫn và đặc biệt hay không là nhờ nước súp. Nước súp loại bún này thuần bằng mắm nấu và được lược xác cẩn thận, nhìn trong vắt, rất bắt mùi, mở nắp ra thơm lừng cả một vùng...Nồi nước lèo muốn có hương vị đậm đà phải được nấu bằng nước dừa tươi với cá lóc kèm thêm chút ngãi bún.
Khi nấu bún nước lèo không thể thiếu hai thứ là củ ngải bún và mắm bò hóc. Củ ngải bún hình dạng trông giống củ nghệ, củ gừng cùng họ nhưng màu trắng ngà và thân củ nhỏ hơn gừng đôi chút. Theo một số tác giả các sách viết về cây thuốc Nam thì ngải bún có đặc tính giúp tiêu hoá, kích thích thèm ăn và bổ dưỡng. Còn đối với mắm thì người ta có thể sử dụng mắm lóc, mắm cá bông, mắm cá sặc để nấu, khi nấu chỉ lấy nuớc trong thuần chất mà thôi như vậy nước thơm và có mùi đặc trưng. Đặc biệt khi luộc cá phải mở nắp nồi để không bị tanh. Cá luộc xong phải lấy hết xương ra. Cá có trứng thì lấy trứng thả vào nồi, mặt nước trông lấm tấm trứng trông rất hấp dẫn. Cá lóc sau khi lấy hết xương ta đem ướp với ngải bún và sả đâm nhuyễn. Còn tôm thẻ thì bóc vỏ, bỏ đầu…
Một tô bún nuớc lèo bốc khói sẽ toả mùi thơm khá đặc biệt. Người ta ăn bún nước lèo với rau thơm, giá sống, hẹ, bắp chuối bào mỏng, rau muống chẻ nhỏ... khi ăn, nhớ cho vào ít giọt chanh. Mặt tô bún nếu được điểm thêm vài lát ớt đỏ sẽ trông hấp dẫn và lôi cuốn hơn.
Ở Cần Thơ có quán Bún nước lèo trước CLB Hưu Trí, đường Mậu Thận (thường bán từ khoảng 3h chiều) và quán ăn nhỏ nằm xéo cổng trường Đại học khu III đường Lý Tự Trọng chuyên bán duy nhất một món bún nước lèo...Đây là hai quán được đánh giá là ngon nhất Cần Thơ.
Tuy không là món ăn cao lương mỹ vị hay sang trọng, tuy không mang thương hiệu nổi tiếng như Bún nước lèo Sóc Trăng hay Bún nước lèo Trà Vinh nhưng Bún nước lèo Cần Thơ vẫn có những nét riêng, ăn một lần dễ khiến bạn nhớ mãi bởi hương vị đậm đà, dân dã, mộc mạc...
6. CANH CHUA CÁ LÓC
Đây là một trong những món ăn đặc trưng mà người Nam Bộ từ thành thị đến nông thôn đều ưa thích.
Cá lóc làm sạch, cắt ra từng khứa to nấu với me, giá, bạc hà, ngò gai, cà chua… phi thêm chút tỏi cho thơm. Ăn canh chua cá lóc muốn ngon thì nước chấm phải là nước chấm trong (chưa pha chế), dầm ớt vào cho cay. Tô canh chua cá lóc nóng nghi ngút, hấp dẫn với màu trắng của thịt cá, màu vàng của thơm, màu đỏ của cà, màu xanh của ngò gai… cùng lớp tỏi phi vàng nổi trên mặt khiến ta chỉ nhìn thôi cũng muốn ăn ngay… Chỉ với con cá lóc người dân Cần Thơ còn có thể chế biến ra hơn một chục món ăn ngon khác, món nào cũng độc đáo, hấp dẫn, đậm đà hương vị miền Nam. Chắc chắn rằng, cá lóc nướng trui, canh chua cá lóc, cá lóc nướng lá sen… vẫn luôn là những món ăn thấm đẫm hồn quê mà nguời dân đất phương Nam vẫn luôn lưu giữa trong tâm khảm mình, dù có đi bất cứ nơi đâu.
7. BÁNH TẦM BÌ CỬU LONG
Ai đã lớn lên ở vùng sông nước Cửu Long này mà chưa từng thưởng thức qua món Bánh Tầm, Bánh Mặn, Bánh Bèo... Nhưng mỗi loại bánh đều có cách chế biến khác nhau, cho dù chúng được làm từ bột Gạo.
Nếu trước kia, Bánh Tầm được làm bằng tay qua sự khéo léo của con người, được gọi là "Bánh Tầm Se Tay", có nghĩa là bột được pha chế có liều lượng, khuấy bột chín, se thành sợi và hấp lại lần nữa... thì bây giờ, bột đước ép bằng khuôn, nhanh hơn nhiều, mà chất lượng của Bánh vẫn không thay đổi.
Riêng cách làm Bì, thì không có gì quá rườm rà, thịt ướp gia vị, chiên vàng. Da Heo thì luộc mềm, lạng mỏng, sau đó Thịt và Da đều xắt sợi, được trộn vào nhau cùng với thính gạo (gạo rang vàng, xay nhuyển), tỏi tươi bâm nhuyển, tỏi mở phi vàng, đường muối ... tạo thành một hổn hợp để đóng một vai trò quan trọng trong món ăn này.
Còn Dừa thì thì vắt lấy nước cốt và nước dảo dừa... Nước dảo dừa nấu với lửa liu riu, nêm muối, đường pha vào đó một ít bột Gạo, nước dảo dừa sẽ sánh lại, sau cùng mới cho nước cốt Dừa vào, rồi tắt bếp.
Bánh Tầm Bì thật sự thơm ngon, đậm đà, có hương vị dân dả, nếu dùng với nước mắm đặc sản, khi được phối hợp với các phụ liệu như: vị cay của Ớt, chua mát của Chanh, thơm nồng của Tỏi... Ôi! Những sợi Bánh Tầm trắng phau đi cùng với những cọng bì vàng óng, thoảng mùi nước cốt Dừa béo ngậy... được bày bên dĩa với một ít dưa leo, rau thơm, cạnh bên là ly Trà đá vàng sóng sánh... Thì thật là tuyệt vời !
Tuy nhiên, hương vị Bánh Tầm Bì ở Cần Thơ thì rất đặc biệt : Bánh Tầm được hấp trong cái Xững trên bếp than, nên bánh luôn nóng hổi,…Những sợi Bì óng ánh tươm mỡ bóng lưỡng, thơm ngon… Còn nước mắm thì vàng sóng sánh, trong vắt như pha lê,… Cái vị béo của nước cốt dừa luôn hoà quyện vào những sợi bánh tầm trắng phau,… đi cùng rau , giá, dưa chua… Còn nếu thêm chút xíu mỡ hành nữa thì quá lại tuyệt vời !!!.
Bánh Tầm Bì Cần Thơ là như thế đấy!... Ngon thiệt là ngon! Một món ăn sáng vừa rẻ tiền, lại vừa giản dị… Cho dù đi nơi đâu, hay Bạn xa quê hương, nhất là người Cần Thơ luôn nhớ về hương vị ấy… Hương vị Bánh Tầm Bì Cần Thơ !!!
Ở Cần Thơ, thực khách có thể thưởng thức món ăn dân dã này tại Nhà hàng Hoa Cau (số 4, đường Hai Bà Trưng, quận Ninh Kiều) với tên gọi “Bánh tằm bì xíu mại” rất ngon và lạ miệng.
8. LẨU CÁ MẮM DIÊU HỒNG
Sau chuyến dã ngoại để ngắm cảnh xinh tươi của những xóm làng, vườn tược, bờ bãi ven sông rạch, du khách có thể về Bình Thủy lưu trú và vui thú ẩm thực với đầy đủ các món đặc trưng của sông nước miệt vườn ĐBSCL như: lẩu mắm, lẩu chua, ốc bươu nấu tiêu, cá tai tượng chiên xù,cá lóc nướng trui, lươn um, rắn bông súng nướng, rùa rang muối, chuột chiên, canh chua cá bông lau, cá rô kho tộ, cá lóc hấp hèm... tại các nhà hàng, quán ăn khang trang, sạch đẹp dọc theo đường Lê Hồng Phong và đường 12 mở rộng với giá cả phải chăng.
Lẩu mắm cá điêu hồng.
Đồng bằng sông Cửu Long là xứ sở của cá đồng. Cá tươi sử dụng không hết nên người ta phải làm mắm, ấy là cách dự trữ và bảo quản nguồn thực phẩm dồi dào này. Từ mắm người ta chế biến ra rất nhiều món ăn đặc sắc. Trong đó, lẩu mắm trở thành món ẩm thực tiêu biểu của ĐBSCL trong những năm gần đây.
Người ta dùng mắm cá lóc, cá sặt, cá rô, cá linh, cá chèn để làm nước lẩu. Đây là công đoạn quan trọng nhất. Mắm ngon được cho vào nồi đun sôi liu riu với nước cho ra chất ngọt. Sau đó được lược lại, chỉ lấy nước, bỏ xương và cặn. Nước lẩu mắm lại được nấu sôi lên. Bỏ sả bằm, sả cắt khúc, nêm nếm chút đường, bột ngọt cho ngon ngọt.
Cá điêu hồng là loại cá có thịt ngọt, thơm, ít xương và khá dễ mua ở các chợ đồng bằng. Làm cá, đánh sạch vảy, bỏ ruột, chặt vi. Sau đó cắt làm hai hoặc ba theo bề ngang tùy theo cá lớn nhỏ. Một ít thịt ba rọi, một vốc nấm rơm, chừng 200 gam tôm sú, một miếng tàu hủ tươi, vài con lươn nhỏ nướng trèm (nướng sơ). Những món mồi này sắp ra dĩa.
Rau, ghém ăn lẩu mắm rất phong phú như: khổ qua, đậu bắp, bông súng, cải xanh, rau muống, mồng tơi, cù nèo, rau nhút, bắp chuối, giá sống, tần ô, rau trai, đọt choại...
Nhúng mồi và rau, tùy theo ý thích của bạn vào nồi lẩu mắm sôi liu riu, ăn với bún hoặc cơm...
Thành phố Cần Thơ rất nổi tiếng về món lẩu mắm. Có thể đến quán Dạ Lý trên đường 3-2 phường Hưng Lợi, hoặc đi ra vùng ngoại ô ăn lẩu mắm ở quán cô Ba Xoàn ở chợ Miễu Ông, quán Bảy Bờ Kè ở Bà Bộ phường Long Tuyền (Bình Thủy). Chắc chắn, bạn sẽ hài lòng với món ăn có xuất xứ dân dã, ngon, lạ, giá cả bình dân tại Cần Thơ.
9 . ỐC TIÊU NƯỚNG
Bạn bè, khách quen xuống Cần Thơ tôi thường đãi ăn ốc nướng tiêu. Vài năm gần đây, Cần Thơ có đến mấy chục điểm bán món ốc nướng tiêu với những mùi vị đặc trưng khác nhau.
Ảnh: THVL
Ở nhà hàng Hoa Sứ, ốc được luộc sơ cho rớt mặt rồi bỏ lên lửa than nướng, vừa nướng vừa bỏ nước mắm đã làm sẵn gia vị như tiêu, tỏi, bột ngọt… khi thấy nước bên trong con ốc sôi lên, hơi cạn xuống thì cho vào dĩa lót rau răm thơm phức. Ốc nướng như vậy rất vừa ăn, hơi cay, vừa ngọt mặn, vừa giòn, ăn thịt rồi mà húp nước ốc thì rất tuyệt. Nhưng ốc nướng tiêu ở nhà hàng Sông Quê thì khác, ốc được nướng tươi sống (đã được rọng nước cho sạch) trong lúc nướng cho nước mắm, gia vị vào, nướng cho đến khi hơi khét vỏ thì mùi thơm của nó càng hấp dẫn hơn, khi ăn rất giòn.
Ốc nướng tiêu ở nhà hàng Hội Quán thì khác, lại có vị chua cay và thường ăn gần như cả phần ruột ốc. Còn ở Nhà khách số 1, Nhà khách 38 thì ốc nướng tiêu lại có mùi quế, ngọt, hơi cay. Ngược lại ở nhà hàng Đất Phương Nam, hay nhà hàng Dạ Lý thì ốc nướng tiêu có nước rất nhiều tiêu, nên khi ăn rất cay và vì cũng đã được luộc trước mới nướng nên khi ăn, lễ ốc lấy luôn được cả phần ruột ốc, nhiều người có thói quen ăn thì ăn luôn cả ruột ốc mới ngon.
10.BÁNH ƯỚT CÂY ME
Ngoài ra còn vô số các món nổi tiếng hy vọng bạn có dịp sẽ nếm thử như
Bánh xèo Cần Thơ
Ở Miền Tây, người ta không gọi là “làm” bánh xèo mà là “đổ” bánh xèo. Khi đổ, người ta múc một chén bột đổ vào một chảo gang nóng bừng, nghe “xè ...
Nem Nướng Cái Răng
Nem nướng thì vùng đất nào cũng có, nhưng mỗi nơi lại mang một hương vị, sắc thái riêng gắn với con người và thổ nhưỡng nơi đó. Đất Cần Thơ là một ...
Bún tôm khô Cái Răng
Nằm ẩn khuất trong "xó" chợ Cái Răng, Cần Thơ, nhưng quán bún tôm khô này vẫn luôn tấp nập thực khách. 9-10 bàn trong lòng căn nhà khá chật hẹp nên không đủ ...
Bánh cống Cần Thơ
Bánh cống là thứ bánh dân dã, đã rẻ lại ngon, ai đã ăn một lần không dễ quên. Người Cần Thơ xem bánh cống là thứ quà vặt nên chỉ để ăn vào buổi chi� ...
Nem nướng Thanh Vân
Nem nướng là một món ăn phổ biến trong thực đơn các gia đình ở 3 miền Bắc Trung Nam và cũng là thực đơn quen thuộc trong các bữa tiệc cuối tuần. Ở miền T ...
Bánh tét lá cẩm - Đặc sản Cần Thơ
Ở Cần Thơ, bánh tét ngon nhất thuộc về gia tộc họ Huỳnh ở Bình Thuỷ. Con cháu họ Huỳnh đã làm cho đòn bánh tét độc đáo hơn bằng cách nấu lá cẩm lấy ...
Món ngon Cần Thơ: Cá kèo nướng ống sậy
Cá kèo còn gọi là cá bống kèo, được nhiều người ưa thích. Cá kèo có thể chế biến nhiều món ăn như: cá kèo kho tiêu, cá kèo chiên giòn, cá kèo kho rau răm, ...
Lẩu mắm Dạ Lý
Địa chỉ: Số 89 đường 3/2, P.Hưng lợi, Q.Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.Lẩu mắm Dạ Lý được đánh giá là ngon nhất Cần Thơ, mỗi nồi lẩu được cho rất nhiều r ...
Bún Cá - Món Ngon của Miền Tây Nam Bộ
Chúng ta có thể thưởng thức bún cá ở nhiều nhà hàng, quán ăn tại nhiều nơi khác nhau trên mọi miền đất nước, đặc biệt là ở Sài Gòn. Thế nhưng, không �
Dân dã lẩu bần Phù Sa
Thời gian gần đây, khu du lịch Phù Sa, ở Cồn Ấu- TP Cần Thơ đã nổi lên như một trong những điểm đến của du khách và người dân địa phương. Ngoài những ...
Ba khía mười kiểu
Khi Cầu Xô Viết Nghệ Tĩnh vừa thông xe, những dãy nhà lụp xụp từ bờ sông Cái Khế đến đường Hùng Vương (P.Thới Bình, TP Cần Thơ) bỗng chốc thành khu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét