Tráng miệng được xem là phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Ý. Với bàn tay khéo léo và gu thẩm mỹ tinh tế, người Ý đã sáng tạo nên những món tráng miệng tuyệt vời từ kem tươi đến các loại bánh vô cùng nổi tiếng.
Nếu Tiramisu được xem là đỉnh cao của tráng miệng, là món bánh tình yêu với ý nghĩa “Hãy nghĩ đến tôi” thì Panna Cotta tao nhã lại tượng trưng cho nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận.
Panna Cotta trong tiếng Ý có nghĩa là “kem nấu” xuất xứ từ vùng Piemont (miền Bắc Italia). Ban đầu món ăn này được làm đơn giản với kem tươi, sữa, đường, tất cả được nấu cùng lá gelatine (nguyên liệu làm đông thường sử dụng trong các món bánh lạnh) rồi đổ vào khuôn và làm lạnh cho đông lại. Panna Cotta hoàn thành có màu trắng đục và mịn như sữa, khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt béo, mát lạnh và mềm mượt tan trong miệng.
Nổi tiếng nhất phải kể đến Panna Cotta chocolate dễ dàng chinh phục thực khách đủ mọi lứa tuổi, panna cotta dâu ngọt ngào, panna cotta xốt caramel, hay panna cotta hạnh nhân với lê nghiền nhuyễn rim trong rượu vang đỏ,…
Panna Cotta ngày nay không chỉ nổi tiếng và phổ biến ở nước Ý, mà còn được biết đến ở nhiều nơi khác. Đặc biệt đối với người dân Hy Lạp, Pháp và Phần Lan đều rất thích món tráng miệng này và thường xuyên sử dụng nó như một món ăn mát lành, xua tan đi cái nóng mùa hè.
2. Pasta - Mỳ Ý
Pasta hay mì Ý là một trong những tuyệt phẩm ẩm thực của nước Ý. Với tình yêu lớn lao dành cho món ăn này, người dân Ý đã sáng tạo ra nhiều cách chế biến rất riêng, đặc biệt là các loại sốt đi kèm tạo nên thương hiệu mì Ý nổi tiếng khắp thế giới. Trong đó những món mì Ý đặc trưng và được yêu thích nhất phải kể đến Mì Ý sốt cà chua, mỳ sốt kem, cabonara và mì Ý sốt pesto.
Mì Ý sốt cà chua: Trong các món mì Ý, mì sốt cà chua được xem là phổ biến nhất. Những loại sốt cà chua nổi tiếng được dùng kèm với mì bao gồm Puttanesca, bolognese, ragu, fra diavolo và arrbbiata. Mỗi loại sốt có cách chế biến riêng, đặc biệt bolognese và ragu là những loại nước sốt có thịt. Một số thành phần khác của nước sốt cà chua là tỏi, húng quế, hành, dầu ô liu, phô mai Pác-ma và mùi tây. Theo truyền thống, các loại sốt này thường dùng kèm với mì sợi tròn, tuy nhiên ngày nay có thể dùng với mì lá, hay mì sợi dẹt.
Mỳ Ý sốt kem: Nước sốt kem dùng kèm với mì ống thường là sự kết hợp với giữa phô mai và sữa hoặc kem. Trong đó Alfredo là loại nước sốt kem phổ biến nhất làm từ phô mai Pác-ma, bơ và kem. Những kiểu nước sốt kem khác được chế biến rất khác nhau, nhưng thành phần chính được sử dụng vẫn là phô mai.
Trong các món mì Ý sốt kem phải kể đến món cabonara spaghetti – Mì ý sốt kem thịt hun khói khá nổi tiếng với sự hòa quyện giữa hương vị đặc trưng của thịt hun khói, với vị béo ngậy của kem tươi và phô mai, tạo nên sức hấp dẫn tuyệt vời mà thực khách khó lòng cưỡng lại.
Mì Ý sốt pesto có lẽ là món mì Ý đặc biệt nhất với màu xanh đặc trưng rất bắt mắt. Thành phần chính của sốt pesto gồm húng quế, tỏi, muối, hạt thông, phô mai pác-ma và dầu ô liu. Hương vị đặc trưng của sốt pesto là mùi thơm của lá húng quế quyện lẫn với vị bùi và béo của hạt thông rang chín.
Du lịch Italia - Các nhà nghiên cứu về ẩm thực vẫn tranh cãi rằng Marco Polo đã đưa mì ốngvào Ý bằng cách nhập từ Trung Quốc trong thế kỷ 13, hay người Ý cổ đã biết đến món này từ rất lâu trước đó. Nhưng nói chung mọi người đều nhất trí vào thế kỷ 18 thành phố Naples đã biến hỗn hợp bột - nước thành một kỹ nghệ hoàn hảo và nổi tiếng với tên gọi thủ đô mì ống của thế giới.
Một dịp nào đó khi bạn lang thang trên những con phố rêu phong ở trung tâm lịch sử Naples, hãy thẳng tiến đến trattoria (nhà hàng) gần nhất và thưởng thức một đĩa mì ống. Nếu chú ý bạn sẽ thấy người Naples thường xếp một quả chà là lẫn giữa mì và cà chua nghiền.
Ngược về phương Nam, các món bánh crostata (bánh trái cây nướng) rất phổ biến và được ưa chuộng. Món bánh này đặc trưng bởi lớp vỏ dày và giòn, trên phủ một lớp trái cây hoặc mứt mềm, tươi ngon. Đôi khi, bánh crostata được chế biến trông như một chiếc bánh pizza nhân ngọt.
Ngoài ra còn có một món tráng miệng khác không kém phần thú vị là phô mai tươi nhúng chocolate. Khi lớp vỏ chocolate bọc bên ngoài đông lại cũng là lúc người ăn cảm nhận được sự hòa quyện giữa hai trạng thái mềm dẻo (phô mai) và cứng (chocolate), mặn và ngọt cùng mùi hương của phô mai Ý nồng đậm đặc trưng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét